CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG VÀ VĂN THƯ LƯU TRỮ
Chuyên đề 1: Tổng quan về công tác hành chính văn phòng
Đặc thù nghề nghiệp, các tiêu chí, yêu cầu về phẩm chất, trình độ và kỹ năng của cán bộ công tác trong lĩnh vực này.
Chuyên đề 2: Kỹ năng giao tiếp và ứng xử:
Các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp. Kỹ thuật chủ chốt dùng trong giao tiếp. Cách tạo môi trường giao tiếp, tạo uy tín trong giao tiếp. Các kiểu người thường gặp trong giao tiếp và cách ứng xử. Các quy tắc xử xự cần phải tuân thủ (Ứng xử với lãnh đạo, với cấp trên, cấp dưới và với đồng nghiệp).
Thực hành về giao tiếp ứng xử và bình luận
Chuyên đề 3: Kỹ năng soạn thảo, ban hành các loại văn bản trong cơ quan, doanh nghiệp
1. Tổng quan về hệ thống văn bản trong cơ quan, doanh nghiệp. Hệ thống các quy định phát luật hiện hành hướng dẫn soạn thảo, ban hành văn bản.
2. Kỹ thuật soạn thảo, ban hành văn bản: Các bước của quy trình ban hành văn bản. Kỹ thuật soạn thảo và thể thức ban hành, trình bày các văn bản quản lý: Quyết định, Quy chế, Công văn, Thông báo, Báo cáo, Tờ trình, Biên bản, Đề án, Kế hoạch, Chương trình, các loại giấy (Giấy Giới thiệu, Đi đường, Phiếu chuyển, Thư công tác). Tiêu chuẩn Việt Nam về thể thức văn bản.
Xây dựng bộ mẫu các văn bản của mỗi cơ quan, doanh nghiệp (có học viên tham gia khoá học) theo tiêu chuẩn quốc gia (Học viên và giảng viên cùng tham gia góp ý, xây dựng).
3. Thẩm định, kiểm tra và đánh giá văn bản: Nội dung thẩm định, tiêu chí thẩm định, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi của văn bản; Ngôn ngữ, kỹ thuật ban hành văn bản, thể thức văn bản, trình tự, thủ tục ban hành; Thẩm quyền xử lý văn bản; Quy trình thẩm định, kiểm tra, đánh giá văn bản.
Chuyên đề 4: Kỹ năng soạn thảo thư tín giao dịch công việc và thương mại:
Cấu trúc và cách trình bày. Một số quy tắc cân tuân thủ. Các biện pháp kỹ thuật trong soạn thảo thư từ giao dịch và thương mại. Giới thiệu và phân tích một số mẫu thư tín hay dùng trong giao dịch và thương mại.
Chuyên đề 5: Công tác Văn thư và lưu trữ:
Các văn bản chỉ đạo công tác văn thư và lưu trữ:
- Nghiệp vụ Văn thư: Tổ chức, giải quyết văn bản đến, văn bản đi, văn bản mật, giải quyết văn bản nội bộ, quản lý và sử dụng con dấu.
- Nghiệp vụ Lưu trữ: Vai trò và tầm quan trọng của công tác lưu trữ; Tổ chức quản lý khoa học tài liệu của cơ quan, doanh nghiệp; Quy trình lưu trữ: thu thập, quản lý tài liệu, xác định giá trị tài liệu, tiêu huỷ tài liệu hết giá trị; Sắp xếp, bảo quản tài liệu lưu trữ; Khai thác, sử dụng tài liệu.
Chuyên đề 6: Lập và quản lý hồ sơ:
- Quy trình và phương pháp lập hồ sơ công văn lưu, hồ sơ nguyên tắc, hồ sơ công việc. Trình tự lập các loại hồ sơ công việc: hồ sơ theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, hồ sơ về tổ chức cán bộ, về quản lý tài chính, về quản lý máy móc, thiết bị, về quản lý xây dựng cơ bản, về quản lý sản xuất, về quản lý kinh doanh, về theo dõi chăm sóc khách hàng, về khoa học kỹ thuật công nghệ; Hồ sơ về an toàn lao động; Nhóm hồ sơ về quản lý các dự án đầu tư, hồ sơ hoàn công công trình xây dựng; Các biện pháp quản lý hồ sơ, lập quy trình quản lý và khai thác thông tin nội bộ.
- Dịch vụ hậu đào tạo: Trợ giúp các văn bản pháp luật về Văn thư, Lưu trữ (Miễn phí) sau khoá học.
|