1. Đấu thầu qua mạng mà không có nhà thầu tham dự phải xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi với ạ. Trường hợp đấu thầu qua mạng mà lần 1 không có nhà thầu tham dự, chủ đầu tư hủy gói thầu tổ chức đấu lại và vẫn không có nhà thầu nào tham dự thì xử lý tình huống này như nào ạ? Em cám ơn!
Luật sư tư vấn:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật đấu thầu 2013
– Nghị định 63/2014/NĐ – CP
– Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT
2. Nội dung tư vấn:
Theo Điều 17 Luật đấu thầu năm 2013 quy định các trường hợp hủy thầu:
“Điều 17. Các trường hợp hủy thầu
1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.
4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.”
Theo bạn trình bày thì đơn vị bạn đã tổ chức đấu thầu qua mạng và không có nhà thầu nào tham dự thầu đến thời điểm đóng thầu. Sau đó chủ đầu tư đồng ý hủy gói thầu và tổ chức đấu thầu lại nhưng cũng không có một nhà thầu nào tham dự. Bên bạn có thể áp dụng Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ – CP nhưng vẫn không có nhà thầu nào tham gia, bạn có thể trình lên chủ đầu tư xem xét xử lý tình huống đấu thầu và đưa ra hướng xử lý theo trường hợp hủy thầu.
Theo hướng dẫn tại Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT như sau:
“Điều 16. Mở thầu đối với đấu thầu qua mạng
Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Trường hợp đến thời điểm đóng thầu không có nhà thầu nộp hồ sơ, bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu hoặc tổ chức đấu thầu lại. Việc gia hạn thời điểm đóng thầu được thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.”
Trường hợp này, đơn vị bạn vẫn phải tiếp tục tổ chức đấu thầu lại, bên bạn cũng có thể xem xét điều chỉnh lại tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ. Trên thực tế, có một số gói thầu bị hủy do không có nhà thầu nào tham dự đến thời điểm đóng thầu thì cơ quan chủ quản chủ đầu tư yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị tư vấn làm văn bản giải trình lý do vì sao không có nhà thầu tham gia dự thầu, việc làm này có thể giúp điều chỉnh giảm tiêu chí, tiêu chuẩn hồ sơ không cần thiết trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc tổ chức đấu thầu lại.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
2. Có được bổ sung hồ sơ dự thầu qua mạng được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trong quá trình gửi hồ sơ dự thầu E-HSDT qua mạng tôi có gửi thiếu biện pháp thi công do hết dung lượng. Vậy trong thời gian nhà thầu được tự bổ sung tài liệu tôi gửi bổ sung biện pháp thi công có được tính không? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
– Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT
– Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT
2. Nội dung tư vấn:
Trước đây, hệ thống được lập trình cho phép nhà thầu khi nộp hồ sơ dự thầu được đính kèm không quá 10 file, dung lượng mỗi file không quá 4MB và tổng dung lượng không được quá 20MB. Kể từ ngày 25/10/2018, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tăng dung lượng file hồ sơ mời thầu và dự thầu các gói thầu qua mạng lên 300MB. Tuy nhiên khi sử dụng hệ thống mạng tại đơn vị bị chặn cổng 2100 và dải cổng 8000-8999 thì phải tiến hành mở kết nối các cổng đã được đề cập trên hạ tầng mạng hỗ trợ đồng thời giao thức UDP và TCP. Để đăng tải và dự thầu được các gói thầu lĩnh vực xây lắp, nhà thầu bắt buộc phải cài đặt cài đặt phần mềm sử dụng file lớn.
Trường hợp gói thầu được tổ chức đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhà thầu vẫn phải thực hiện lập hồ sơ dự thầu trên mạng theo quy định. Trường hợp nhà thầu không thực hiện nộp hồ sơ dự thầu trên mạng mà gửi toàn bộ hồ sơ dự thầu bản cứng tới bên mời thầu thì trong biên bản mở thầu được trích xuất từ Hệ thống sẽ không có tên của nhà thầu này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu này không được xem xét, đánh giá và được gửi nguyên trạng lại cho nhà thầu.
Trường hợp nhà thầu đã nộp một phần hồ sơ dự thầu trên mạng (trong đó có đơn dự thầu, bảo đảm dự thầu) và các tài liệu khác (báo cáo tài chính, hồ sơ quyết toán thuế…) trong hồ sơ dự thầu được gửi bằng bản cứng trực tiếp đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu thỉ có thể coi đây là tình huống phát sinh ngoài quy định tại Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Căn cứ Khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu.
“1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.”
Theo quy định tại Khoản 15, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, chủ đầu tư xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế theo hướng tiếp tục đánh giá hồ sơ dự thầu của bên bạn.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Cách thức đánh giá E-HSDT theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ?
Tóm tắt câu hỏi:
Sở y tế tỉnh H tổ chức đấu thầu qua mạng theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gói thầu mua thuốc, hóa chất, dịch truyền, vật tư tiêu hao gọi chung là thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh cho tất cả các cơ sở y tế công lập thuộc địa phương với tổng kinh phí là 150 triệu đồng. Có ba nhà thầu, trong đó có 1 nhà thầu kê khai thông tin về thỏa thuận liên danh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khác trong file quét (scan) thỏa thuận liên danh thì đánh giá đánh giá E-HSDT như thế nào? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT
– Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15 tháng 11 năm 2017. Thông tư này quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hay còn gọi là lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh trong nước theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Bên mời thầu đăng nhập vào Hệ thống và tải E-HSDT của các nhà thầu để tổ chức đánh giá. Việc đánh giá E-HSDT được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong E-HSMT. E-HSMT, biên bản mở thầu, E-HSDT, kèm theo các văn bản làm rõ E-HSMT, E-HSDT là cơ sở pháp lý để đánh giá E-HSDT của nhà thầu.
“Điều 15. Đánh giá E-HSDT
3. Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin về bảo đảm dự thầu, thỏa thuận liên danh mà nhà thầu kê khai trên Hệ thống và thông tin trong file quét (scan) thư bảo lãnh, thỏa thuận liên danh thì căn cứ vào thông tin trong file quét (scan) thư bảo lãnh dự thầu, thỏa thuận liên danh để đánh giá.”
Như vậy, theo phân tích trên đây thì trường hợp của bên bạn nhà thầu kê khai thông tin về thỏa thuận liên danh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khác trong file quét (scan) thỏa thuận liên danh thì chủ đầu tư, bên mời thầu căn cứ vào thông tin trong file quét (scan) để làm cơ sở đánh giá. Sở y tế tỉnh H có thể tham khảo quy định trên đây để thực hiện.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
4. Cách thức kiểm tra thông tin đăng tải lên hệ thống đấu thầu đã thành công hay lỗi?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty thủy lợi K mời thầu gói thầu xây dựng công trình thủy lợi P bằng cách thức lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia. Trong quá trình lựa chọn nhà thầu thiết kế và xây lắp, công ty K đã đăng tải trên hệ thống http://muasamcong.mpi.gov.vn các thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, quyết định phê duyệt dự toán. Nhưng công ty K không biết cách làm thế nào để biết thông tin mà công ty K đã gửi thành công lên hệ thống chưa hay bị lỗi? Tôi xin vô cùng cám ơn công ty!
Luật sư tư vấn:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT
– Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT
2. Nội dung tư vấn:
Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đăng tải trên Hệ thống trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày các văn bản này được phê duyệt. Thông tin cơ bản về dự án được đăng tải đồng thời với kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Bên mời thầu phải đính kèm Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Trường hợp dự toán của gói thầu được duyệt sau khi đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì bên mời thầu phải cập nhật dự toán và đính kèm Quyết định phê duyệt dự toán trên Hệ thống.
Sau khi đăng tải thông tin, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia phản hồi cho người gửi về việc gửi thành công hoặc không thành công thông qua thư điện tử (e-mail), ứng dụng trên thiết bị di động hoặc các kênh thông tin khác. Công ty K có thể kiểm tra theo các cách trên để theo dõi quá trình đăng tải.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI
Hotline: 0976.464688
Email: phongdaotao88@gmail.com
Website: pta.edu.vn
|